Câu chuyện "Những người vác tù và"

Cập nhật ngày: 31/03/2017 14:06:37

Tới thời điểm bây giờ, "Nhơn Tâm Hi quán" ở Hội An Đông - Lấp Vò, đã là hội quán thứ 13 rồi. Bữa khai trương Hội quán, nhìn bà con hồ hởi mà trong lòng thấy phấn khích vô cùng. Nghe bà con nói mọi người đã trông chờ rất lâu ngày này - ngày mà bà con bước ra khỏi ngôi nhà riêng của mình để cùng hoà nhập vào một không gian cộng đồng - một "ngôi nhà chung" của bà con. Một sự thay đổi không hề nhỏ! Mà nếu xem đó chỉ là thay đổi nhỏ nhưng chắc rồi sẽ đem lại kết quả lớn sau này cho mà coi!


Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với các thành viên Nhơn Tâm Hội quán. Ảnh: Nhật Khánh

Nhớ lại, những hội quán đầu tiên ra đời, nhiều người lo ngại. Nào là, "có ai chu ra làm không công bao gi đâu?". Nào là, có "đốt đuc gia ban ngày" cũng không tìm đâu được những người chấp nhận "ăn cơm nhà mà vác tù và hàng tng"?  Mà đến thời điểm này thì đã có hội quán thứ 13 rồi mà đâu có thấy ai đòi hỏi phụ cấp này, thù lao kia đâu, huống chi là yêu cầu lương bổng này nọ. Trái lại, bà con cùng xúm vô mần tự nguyện lắm, đông vui lắm. Hội quán là của bà con mà! Hội quán là để chăm lo cho bà con mà!

Vậy đó, hình như trong tiềm thức của chúng ta không biết từ bao giờ mọi việc đều quy đổi ra vật chất cả. Chắc có lẽ xuất phát từ suy nghĩ "có thc mi vc được đạo" chăng? Và, cũng trong tiềm thức như vậy, hễ muốn sinh hoạt hay họp hội gì đó thì phải có kinh phí đi kèm. Nào trà, nào nước, có khi phải có bữa cơm coi mới được. Rồi nào băng-rôn, khẩu hiệu, cái phông màn, cái lọ hoa. Hổng có kinh phí thì làm sao mà mần được?!? Thậm chí, muốn tập hợp bà con đến thì các doanh nghiệp bán thuốc bảo vệ thực vật còn phải có quà tặng nữa đó!!! Khi thì chiếc nón bảo hiểm, khi thì chiếc áo, khi thì ít gói mì ăn liền. Chút đỉnh vậy mà bà con vui, mà có vui thì mới chịu đến. Có người còn nói, muốn tập hợp được bà con phải có thù lao đi kèm mới được. Học lớp khuyến nông hay dạy nghề nông thôn cũng phải có thù lao thì bà con mới chịu đến. Nghe sao mà chạnh lòng! Vậy hổng lẽ bây giờ mọi chuyện đều phải thuê mướn hết cả sao? Mọi mối quan hệ đều phải được đong - đo - đếm bằng vật chất cả sao?

Trở lại câu chuyện mười ba cái hội quán. Dù đã thành lập và đi vào hoạt động lâu như Canh Tân Hội quán cho tới mới ra đời như Nhơn Tâm Hội quán, tất cả đều hoạt động rất vui vẻ, sinh động. Hầu hết hội quán đều lên nội dung sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng trong cả năm. Sinh động là vì đó là sự tự nguyện của bà con, do bà con nghĩ ra, giải quyết những nhu cầu của chính bà con và phục vụ lợi ích cho chính bà con. Không phải mọi lợi ích đều là hữu hình như cái nón bảo hiểm, chiếc áo quảng cáo, cái bao thư hay món quà khuyến mãi gì gì nữa. Cái lợi ích đôi khi chỉ từ tinh thần đoàn kết xóm làng, từ tình làng - nghĩa xóm, từ sự cho đi và nhận lại. Và nhất là lợi ích của mỗi người đều gắn với lợi ích của cộng đồng và ngược lại, lợi ích của người này gắn với lợi ích của người kia bà ngược lại. Từ đó, cái vô hình sẽ biến thành nguồn lực hữu hình là ở chỗ đó.

Có người lại nói, vậy thì trong hội quán ai chỉ huy ai bây giờ, người dân đâu có ai chịu ai đâu?!? Thì đúng là đâu đó có tình trạng như vậy, nhưng không phải nơi nào cũng vậy, lúc nào cũng vậy. Trong bất kỳ một cộng đồng nào cũng có những người có uy tín, người có khả năng tập hợp, hiệu triệu những người khác. Đó có thể là một cán bộ về hưu. Đó có thể là một quân nhân giải ngũ. Đó có thể là một thầy giáo làng. Đó có khi là một nông dân, một người mua bán bình thường. Vấn đề ở đây là chúng ta có phát hiện được và khi phát hiện được rồi có dám đặt trọn niềm tin và mạnh dạn trao quyền cho họ không thôi. Hay là sâu thẩm trong tiềm thức, chúng ta tự cho mình là người lãnh đạo, chỉ mình mới làm được, không một ai khác làm được.

Ông Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vừa mới thăm nước ta, trong một phát biểu đã đánh giá cao những nỗ lực và sự siêng năng của người dân góp phần cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển. Giật mình coi lại nhiều báo cáo thành tích của cấp này cấp nọ hình như đâu đó thiếu bóng dáng người dân. Quanh quẩn khen nhau, hết "ta vi mình" rồi lại "mình vi ta". Thậm chí cuối năm đây đó còn so đo thiệt hơn, hơn thiệt, rồi tranh giành danh hiệu này bằng khen nọ, trong khi lúc nào cũng nói người dân là chủ thể, là động lực của sự phát triển, là sao?

Nhìn lại sinh hoạt các hội quán chắc chưa phải là tươm tất cả hết đâu, có thể chỗ này chỗ kia còn có thể làm tốt hơn. Nhưng đừng nhìn vào mặt này, chỗ kia còn khiếm khuyết mà đánh giá thấp cách nghĩ cách làm của bà con.

Khi một thiết chế ra đời có người nghĩ ngay đến làm sao nuôi dưỡng. Kinh phí đâu? Nguồn lực đâu? Ông bà mình dạy rồi: "Khéo ăn thì no, khéo co thì m!". Bớt đi một chút lãng phí chỗ này chỗ kia là có thêm ít thì vài chục ngàn, nhiều có khi đến vài trăm ngàn rồi. Đâu cần gì đến hình thức, chủ yếu là nội dung sinh hoạt có mang đến lợi ích gì cho bà con mình thôi. Có người còn lo lắng, coi chừng khi khai trương thì ồn ào, hăm hở vậy chớ có kéo dài được bao lâu đâu, biết bao tổ chức này, tổ chức kia ban đầu thì xôm tụ lắm, rôm rả lắm, nhưng được một thời gian tan rã đó thôi. Nhưng rất vui là cho đến giờ này thì các hội quán của mình nhìn chung không những không rơi vào tình huống như vậy, trái lại, càng ngày càng thu hút được thêm nhiều người hơn.

Thật xúc động khi nghe bà con Hội An Đông kể lại, mới đầu bà con định đặt tên cho hội quán là "Nhân Tâm", nhưng ngặt nỗi loay hoay thì đã có người khác "hước" mất rồi. Và bà con chuyển thành "Nhơn Tâm", dứt khoát phải có chữ "Tâm" mới chịu. Vậy đó, họ là "nhng người vác tù và có tâm". Xin cám ơn mọi người đã chứng minh một điều là, ở đâu, thời nào, cũng có những người "có tâm", luôn biết đặt lợi ích của mình hoà chung với lợi ích của mọi người.

Xích Lô

(28/3/2017)

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn