Đồng Tháp thực hiện nhiều giải pháp giúp các làng nghề truyền thống “đột phá”

Cập nhật ngày: 11/06/2020 10:35:51

ĐTO - Thời gian qua, tỉnh thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác vận động, tuyên truyền, hướng nghiệp dạy nghề nông thôn; hỗ trợ trang thiết bị máy móc hiện đại, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm tiêu biểu cho các làng nghề truyền thống. Từ những đòn bẩy đó, giúp cho nhiều làng nghề thống của địa phương “vực dậy” và có những bước phát triển mới.


Phát triển sản phẩm phục vụ ngành du lịch của người dân làng nghề đan lờ lọp huyện Lai Vung

Hiện nay, toàn tỉnh có 39 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận. Trong đó, có 21 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống với các sản phẩm khá đa dạng như: đan đát, chế biến lương thực, thực phẩm, trồng hoa kiểng, hàng thủ công mỹ nghệ,... Số hộ tham gia làm nghề có khoảng 5.200 hộ (chiếm 15,7% tổng số hộ trên địa bàn có làng nghề, làng nghề truyền thống), với khoảng 11.200 lao động tham gia, tổng thu nhập hàng năm của làng nghề trên 12,5 tỷ đồng.

Nhằm hỗ trợ cho các làng nghề phát triển, tỉnh thực hiện nhiều chương trình và giải pháp hỗ trợ. Trong giai đoạn 2011 - 2020, từ chương trình khuyến công đã hỗ trợ cho khoảng 149 cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống với tổng kinh phí khoảng 26,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn năm 2017 – 2018, ngành chuyên môn tỉnh hỗ trợ máy móc, thiết bị cho 8 cơ sở sản xuất, kinh doanh với kinh phí trên 400 triệu đồng. Ngoài ra, nhằm giúp cho các làng nghề có nhiều cơ hội tiếp cận với ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thời gian qua, tỉnh triển khai thực hiện 11 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đề tài, dự án) góp phần phục vụ cho việc phát triển ngành nghề nông thôn và công tác phát triển nghề, làng nghề.

Để hỗ trợ phát triển sản phẩm, những năm qua, các ngành hữu quan còn hướng dẫn 4 làng nghề thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm làng nghề; hỗ trợ 3 làng nghề thực hiện xây dựng và áp dụng 4 tiêu chuẩn cơ sở với tổng kinh phí hỗ trợ 120 triệu đồng.

Tỉnh cũng đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ đồng bộ giúp các làng nghề hoạt động ổn định, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Nhiều sản phẩm truyền thống của các làng nghề không ngừng được nâng cao chất lượng và mẫu mã. Hàng năm, có nhiều sản phẩm từ các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực và Quốc gia, sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019.

Mỹ Lý

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn