Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh khảo sát tại 2 huyện Lấp Vò, Châu Thành

Cập nhật ngày: 20/10/2021 20:13:43

ĐTO - Ngày 20/10, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh đến khảo sát các cơ quan Tòa án nhân dân (TAND), Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND), Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) của 2 huyện: Lấp Vò, Châu Thành.


Các thành viên đoàn khảo sát làm việc với các cơ quan tư pháp của huyện Lấp Vò

Trong năm 2021, VKSND huyện Lấp Vò đã kiểm sát việc bắt, tạm giữ về hình sự 34 người; cơ quan chức năng đã khởi tố, xử lý hình sự 34 người (đạt tỷ lệ 100%); phối hợp với tòa án tổ chức 5 phiên toà rút kinh nghiệm. VKSND huyện đã có kiến nghị TAND huyện tăng cường công tác xét xử nhanh các vụ, việc yêu cầu phân chia tài sản chung trong hộ để làm căn cứ xác định phân chia tài sản của người phải thi hành án.


Đại diện Tòa án nhân dân huyện Lấp Vò báo cáo kết quả hoạt động của ngành với đoàn khảo sát

TAND huyện Lấp Vò đã giải quyết xong tổng cộng 966 vụ việc, đạt hơn 74%; đình chỉ 508 số vụ việc; hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự 288 vụ. Tại Chi cục THADS huyện Lấp Vò, tổng số việc đơn vị phải thi hành là 2.390; trong đó số có điều kiện thi hành 1.775 việc, đã thi hành án xong 1.381 việc, đình chỉ 34 việc; tổng số tiền thi hành án hơn 235 tỷ đồng, đã thi hành xong hơn 54 tỷ đồng.


Ông Nguyễn Hữu Đức phát biểu tại buổi làm việc với các cơ quan tư pháp của huyện Châu Thành

Tại huyện Châu Thành, VKSND huyện thông tin đã thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 110 vụ/175 bị can; cơ quan điều tra đã xử lý 93 vụ/143 bị can, trong đó đề nghị truy tố 75 vụ/136 bị can, tạm đình chỉ 12 vụ/2 bị can, đình chỉ 6 vụ/5 bị can. Theo TAND huyện, tổng thụ lý 903 vụ, việc và đã giải quyết 715 vụ, việc; số lượng hòa giải thành 451 vụ, số lượng án đình chỉ 277 vụ, 2 vụ bị hủy theo trình tự phúc thẩm. Đối với Chi cục CTHADS huyện, tổng số việc phải thi hành là 1.895 việc, số việc đã thi hành xong 1.028 việc; tổng số tiền phải thi hành hơn 143 tỷ đồng, đã thi hành xong hơn 30 tỷ đồng.

Tại buổi khảo sát, các đơn vị đã nêu lên một số khó khăn như các tranh chấp liên quan đến đất đai ngày càng tăng; nhiều vụ án liên quan đến nhiều người, việc thu thập chứng cứ phức tạp, đương sự không hợp tác, cản trở trong công tác thẩm định, đo đạc; vẫn còn tình trạng án dân sự bị hủy sửa do lỗi của thẩm phán; khó khăn trong thi hành án đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thuộc tài sản chung của hộ gia đình.

Ông Nguyễn Hữu Đức - Trưởng Ban Pháp chế đánh giá cao sự nỗ lực của các đơn vị, trong tình hình dịch Covid-19 đã phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và đề nghị các đơn vị tiếp tục cố gắng giải quyết các vụ việc còn tồn đọng kéo dài; song song đó cần có sự phối hợp giữa các ngành chuyên môn và cơ quan chức năng của tỉnh để có sự hướng dẫn khi gặp khó khăn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc.

DƯƠNG CẦM

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn